Xem thêm: Tại sao mà hình tivi có đường kẻ mầu ngang?
Thông thường, tuổi thọ TV LCD theo công bố của nhà sản xuất có thể lên tới 60.000 giờ, tương đương 20-30 năm sử dụng. Tuy nhiên, không ít người tiêu dùng Việt Nam phải mang đi sua tivi khi chưa hết hạn bảo hành, với chi phí có khi gần bằng một chiếc Tivi mới.
Chiếc tivi LCD 32 inch hiệu S****** nhà anh Hoài Nam (Đống Đa, Hà Nội) “lăn quay” ra hỏng khi gia đình anh mới sử dụng được đúng 2 năm 1 tháng, tức là chỉ vừa vặn hết bảo hành một tháng. Triệu chứng gặp phải là khi bật tivi lên, màn hình vẫn tối đen trong khi đèn báo điện vẫn vào. Nhân viên kỹ thuật cho biết tivi nhà anh bị cháy bóng đèn hình, chi phí thay mới là 6 triệu đồng.
Mặc dù biết giá một chiếc tivi mới cùng cỡ ngoài thị trường khi đó chỉ khoảng 10 triệu đồng, nhưng anh đành bấm bụng móc hầu bao vì đó là chiếc tivi kỷ niệm của người chị gái tặng. Tuy nhiên, một dấu hỏi to tướng đã được anh Nam đặt ra về độ bền và chất lượng thực sự của loại tivi này, cũng như “bán tín bán nghi” về tuổi thọ màn hình mà nhà sản xuất đưa ra.
Trên thực tế, tuổi thọ của một chiếc tivi LCD đúng là như tuyên bố của nhà sản xuất, nhưng đó là khi được sử dụng đúng cách trong những điều kiện lý tưởng về độ ẩm, nhiệt độ, ánh sáng… Tại Việt Nam, với đặc thù khí hậu là độ ẩm không khí khá cao, nhất là trong những ngày mưa kéo dài, nên nguy cơ hỏng hóc đối với đồ điện tử nói chung và tivi LCD nói riêng là rất lớn. Thêm vào đó, việc không biết sử dụng tivi đúng cách của nhiều người tiêu dùng Việt Nam cũng là một trong những nguyên nhân khiến tivi “đoản thọ”.
Trong khi không còn cách nào khác là phải để cho tivi sống chung với khí hậu ẩm ướt, người tiêu dùng có thể cải thiện độ bền của chiếc tivi trong gia đình bằng cách áp dụng một số nguyên tắc “vàng” trong khi sử dụng.
Đầu tiên, phải chú ý đến sự ổn định của nguồn điện. Không nên sử dụng tivi với nguồn điện áp quá cao hoặc quá thấp. Nếu có thể, bạn hãy sắm một máy điều chỉnh điện áp để giữ cho nguồn điện luôn ổn định. Ngoài ra, tránh sử dụng khi nguồn điện thay đổi đột ngột. Những thiết bị điện tối kỵ với tivi là máy hàn, máy cưa, máy khoan… Khi sử dụng những thiết bị này, bạn nên rút dây điện nguồn tivi để tránh nguy cơ chập, cháy.
Vị trí đặt tivi cũng là điều nên chú ý. Phải bố trí tivi ở nơi khô thoáng, tốt nhất là cách tường 30 cm. Tránh đặt ở hốc tường, hốc tủ, đồng thời cũng không nên để tivi ở những nơi có nhiệt độ cao. Nếu căn phòng có cửa sổ, tránh cho ánh nắng hắt trực tiếp vào tivi . Khi sử dụng, bạn nên khép cửa để giảm độ sáng của căn phòng, vừa làm tăng chất lượng hình ảnh, vừa đảm bảo độ bền cho tivi . Ngoài ra, người dùng cần chú ý không sử dụng các miếng xốp để lót hoặc chèn xung quanh, đồng thời cũng không được đặt tivi gần các thiết bị có từ trường như máy ghi âm, tủ lạnh, máy giặt…
Khi không sử dụng, nên tắt hẳn tivi rồi rút dây điện nguồn. Tuy nhiên, thao tác đơn giản này cũng cần được thực hiện theo đúng trình tự tắt công tắc trước rồi mới rút điện nguồn, không nên rút điện ngay khi tivi đang hoạt động. Trong quá trình sử dụng, nên hạn chế số lần bật/tắt tivi , bởi mỗi lần bật/tắt là một lần dây tóc bóng đèn hình bị nung nóng bởi nhiệt độ tăng cao bất ngờ, rất có hại cho loại linh kiện quan trọng này.
Nếu bạn không sử dụng dịch vụ truyền hình cáp mà dùng anten ngoài trời để thu sóng, cần lắp thêm bộ phận tránh sét. Ngoài ra, khi xem xong, tốt nhất là nên rút phích cắm dây anten ra khỏi tivi .
Theo một nhân viên bảo hành tivi ở siêu thị điện máy Media Mart (Hà Nội), những lỗi thường gặp nhất của tivi LCD tại Việt Nam thời gian qua chủ yếu liên quan đến module nguồn và bóng đèn hình. Nguyên nhân bao gồm cả chủ quan (lỗi sử dụng của người dùng) lẫn khách quan (điều kiện thời tiết). Bên cạnh đó còn có những lỗi nhỏ về loa, các cổng kết nối hay bị vỡ màn hình.
Lỗi về nguồn điện thường có những biểu hiện như cắm điện, bật công tắc nhưng đèn nguồn không sáng hay bật công tắc, đèn nguồn sáng nhưng màn hình tối đen hoặc chỉ hiện lên những đường sọc ngang, dọc. Để khắc phục lỗi này, chi phí thường chỉ từ một triệu đồng trở xuống.
Tuy nhiên, nếu bóng đèn hình bị cháy, chi phí thay mới có thể lên tới 40-50% giá trị tivi. Đây là linh kiện quan trọng và có giá đắt nhất đối với một chiếc tivi . Theo giới kỹ thuật, loại linh kiện này không phải lúc nào cũng sẵn có, trong khi chi phí lại cao, giá tivi mới giảm từng ngày nên họ thường khuyên khách hàng thay vì mang ra hiệu sua tivi, tốt nhất nên chọn mua một chiếc tivi mới.
Link: http://www.trungtambaohanhtivisamsung.com/2014/02/nhung-ieu-can-chu-y-khi-su-dung-tivi-lcd.html
Có 0 nhận xét Đăng nhận xét